Chiều 8/1/2008,òngbaodungcủangườimẹxinthatộichokẻđâmchếphim sex việt mới nhất khi đang ở nhà may chăn mới cho đám cưới của con trai Mã Cương, bà Lương Kiến Hồng được hàng xóm chạy đến báo Cương đánh nhau với người khác ở Bắc Kinh, phải vào viện cấp cứu. Nhưng khi cùng chồng từ quê nhà Hà Bắc chạy đến Bắc Kinh, bà Hồng mới biết Cương đã qua đời, chỉ nhìn thấy di thể đầy vết đâm của con.
Cương 27 tuổi, làm quản lý cho một công ty bảo vệ ở Bắc Kinh, chỉ vài ba ngày nữa là về quê đăng ký kết hôn với bạn gái đang có bầu hai tháng.
Tại đồn cảnh sát, bà Hồng được cho biết kẻ đâm chết con là Tống Hiểu Minh, 22 tuổi, cùng quê Hà Bắc. Minh từng được Cương tuyển dụng làm nhân viên bảo vệ, cả hai vốn có quan hệ tốt cho đến khi Minh bị nợ lương 500 nhân dân tệ. Anh ta nhiều lần tìm Cương đòi tiền nhưng không được.
Tối 7/2/2008, Minh mang theo dao gọt hoa quả, hẹn gặp Cương ở bến xe buýt để đòi tiền lương rồi về nhà ăn Tết. Hai người to tiếng, Minh dùng dao đâm Cương hơn 10 nhát khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Khi thu xếp đồ đạc của con, bà Hồng phát hiện Cương cũng bị công ty bảo vệ nợ hàng nghìn nhân dân tệ tiền lương khiến không có tiền trả cho nhân viên.
Sau khi Cương qua đời, gia đình bà Hồng chìm trong đau buồn và căm hận hung thủ tột độ. Để chuẩn bị cho đám cưới, vợ chồng bà dành hết tiền tiết kiệm để cải tạo phòng tân hôn, mua giường mới, phủ ga trải giường thêu hoa mẫu đơn đỏ. Tất cả dự định tốt đẹp cho tương lai đều bị phá hủy bởi những nhát dao của Minh. "Chúng tôi không cần gì cả, chỉ yêu cầu tòa xử bắn Tống Hiểu Minh. Hắn không đền mạng thì không thể giải được mối hận này", gia đình bà bày tỏ.
Bà Hồng muốn đi thăm con dâu và nhà thông gia, xin họ đồng ý sinh đứa trẻ để nhà họ Mã có người nối dõi. Tuy nhiên, khi bà chưa kịp đi, con dâu tương lai gọi điện nói không chịu được áp lực từ gia đình nên đã đến bệnh viện phá thai. Con trai duy nhất qua đời, con dâu và cháu cũng không còn, bà Hồng khóc nói: "Tôi hận Tống Hiểu Minh, hắn đã hủy hoại ba thành viên trong gia đình tôi".
Nhưng trong khi chờ tòa án xét xử, bà Hồng phát hiện lòng căm thù ngày càng suy yếu theo thời gian.
Tháng 5/2008, cảnh sát Bắc Kinh thông báo bà đến nhận giấy giám định thương tích của Cương. Cảnh sát thụ lý vụ án kể cho bà một chi tiết: Minh đâm Cương hơn 10 nhát rồi đột nhiên hối hận, lấy tay bịt máu chảy từ ngực Cương, cầu xin người qua đường gọi cấp cứu. Nghe vậy, bà Hồng hơi giật mình, nghĩ Minh không phải loại hung ác tột cùng.
Những đồng nghiệp quen biết Minh nói với bà rằng anh ta có hoàn cảnh gia đình không tốt, bị bố đánh đập từ nhỏ. Người mẹ sau tái hôn tiếp tục bị chồng mới đánh đập. Minh tức giận bỏ về sống với bà nội, ăn bữa no bữa đói. Cuộc đời bất hạnh khiến Minh có tính cách thô bạo, nóng nảy, chỉ vì 500 nhân dân tệ mà ra tay sát hại bạn. Bà Hồng xót xa cho rằng Minh "cũng là đứa trẻ số khổ, dù kết án tử hình hắn thì con mình cũng không sống lại được".
Tuy nhiên, khi vừa bàn bạc với người nhà về chuyện tha tội chết cho Minh, bà bị phản đối kịch liệt. Chồng nói bà bị điên, thậm chí buông lời: "Bà đừng chỉ muốn nổi tiếng, trước tiên bà nên hỏi đứa con trai đã chết xem nó có đồng ý không". Cả nhà không chấp nhận tha thứ cho kẻ sát nhân.
Cảnh ngộ của gia đình bà Hồng khiến dân làng thương xót, nhưng khi nghe thấy bà muốn xin giảm án cho kẻ giết con trai mình, cả thôn ngỡ ngàng, nói "ngu ngốc và điên rồ".
Ngày 26/6/2008, khi vụ án được xét xử, bà Hồng khóc trước mộ con, rồi nhất quyết đi Bắc Kinh xa xôi để xin giảm án cho Minh.
Trên tòa, đối mặt với chất vấn của công tố viên, Minh lớn tiếng biện giải: "Tôi chỉ đâm anh ta ba nhát, không nhớ đã đâm vào ngực anh ta". Công tố viên lấy ra mấy bức ảnh, yêu cầu Minh xem kỹ hơn rồi vặn lại: "Khám nghiệm pháp y cho thấy trên cơ thể nạn nhân có hơn 10 vết đâm, vết thương chí mạng là ở ngực, rõ ràng không phải chỉ ba nhát như anh nói". Minh im lặng.
Khi thẩm phán yêu cầu phía bị hại phát biểu, bà Hồng vịn tay ghế đứng dậy, nhìn bị cáo vài giây rồi nói với giọng nghiêm túc và khẩn thiết: "Nếu có thể thì hãy giảm án cho hắn. Con trai tôi đã chết rồi, dù tử hình hắn thì con tôi cũng không thể sống lại. Hắn vẫn còn trẻ, nhìn hắn tôi lại nhớ đến con mình. Xin tòa cho hắn một cơ hội, đừng phán tử hình, tôi không muốn một người mẹ khác lại phải mất con". Bà Hồng bật khóc, cả phòng xử án im lặng.
Minh đang đứng trên bục bị cáo ngỡ ngàng quay đầu nhìn bà Hồng, bật khóc. Anh ta nói: "Con sẵn sàng bồi thường cho bác. Dù phải đi bán máu, con cũng muốn bù đắp lỗi lầm. Con đã phạm sai lầm lớn như vậy nhưng bác vẫn lựa chọn tha thứ. Con nhất định sẽ cố gắng cải tạo tốt, sau khi ra tù sẽ báo đáp bác".
Trước khi bị đưa ra khỏi phòng xử án, Minh bỗng xoay người, quỳ hướng về phía bà Hồng và hét lên "Xin lỗi. Mẹ ơi!".
Ngày 14/7/2008, tòa ra phán quyết về vụ án, bà Hồng lại đến Bắc Kinh để tham dự nhưng chồng cự tuyệt đi cùng. Bà nói chồng không chịu tha thứ cho mình.
Thẩm phán cho rằng, việc bà Hồng xin giảm án cho bị cáo trong tình huống chưa hề nhận bất kỳ bồi thường lợi ích nào là nghĩa cử đáng ca ngợi. Theo đó, tòa tuyên mức án nhẹ hơn với bị cáo là 12 năm tù, buộc bồi thường cho bố mẹ nạn nhân 224.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên Minh không có tài sản nào để chấp hành.
Trong bản án, chủ tọa phiên tòa viết: "Lương Kiến Hồng chỉ là phụ nữ nông dân bình thường nhưng sự chất phác, nhân hậu, kiên định, rộng lượng và bác ái của bà khiến chúng ta cảm nhận được nhân cách cao thượng, vĩ đại".
Sau khi nghe bản án, Minh bật khóc, quỳ lạy bà Hồng thật lâu không đứng dậy.
Năm 2008, bà Hồng được bình chọn là một trong mười "Nhân vật gây xúc động của năm" của tỉnh Hà Bắc. Ban giám khảo đánh giá hình ảnh Minh khóc, quỳ sau bản án là "cảnh tượng xúc động nhất trong lịch sử tư pháp Trung Quốc" và nhận xét bà Hồng "lấy đức báo oán, hóa hận thù thành yêu thương, kêu gọi giảm án cho hung thủ sát hại người thân, thể hiện đầy đủ nhân tính rực rỡ của một người mẹ vĩ đại".
Phim điện ảnh The Colour of Heart, ra mắt năm 2011, tái hiện câu chuyện về tinh thần nhân hậu và giàu yêu thương của bà Hồng.
Trái ngược với những lời ca ngợi, bà Hồng bị gia đình quay lưng, chồng thờ ơ, con gái giận không muốn về thăm nhà. Dân làng nói bà muốn nổi tiếng nên mới chịu tha thứ cho kẻ giết con. Dẫu vậy, bà Hồng chưa bao giờ hối hận, cho hay: "Nếu làm lại, tôi vẫn sẽ đưa ra lựa chọn như vậy".
Mùa thu năm 2012, vợ chồng bà Hồng lại đến Bắc Kinh, cầm giấy ghi nợ tiền lương Cương để lại đến một số đơn vị đòi trả tiền, nhưng hầu như đều ra về tay trắng.
Đồng nghiệp cũ của Cương thấy đôi vợ chồng già vất vả nên chỉ cho họ một đơn vị nợ Cương 4.500 nhân dân tệ tiền lương. Tuy nhiên khi biết Cương đã qua đời, người ta chỉ chịu trả 2.500 nhân dân tệ.
Sau đó, bà Hồng đến thăm Minh trong tù, đưa 200 nhân dân tệ cùng một cuốn sách dạy con người từ bỏ cái ác. Bà dặn Minh cải tạo cho tốt, ra tù hãy hiếu thảo với mẹ mình, bà không cần anh ta báo đáp mà chỉ mong anh ta có thể đối xử tốt với người khác. Minh quỳ trước mặt bà, luôn cúi đầu khóc.
Sau đó không lâu, mẹ Minh đến nhà bà Hồng, mong bà giúp xin các cơ quan chức năng để Minh sớm được thả tự do. Lý do mẹ Minh đưa ra là: "Bà đi xin giảm án cho con tôi, truyền ra ngoài thì bà lại càng nổi tiếng hơn còn gì". Bà Hồng tức giận khiển trách: "Tôi muốn nổi tiếng à? Tôi đánh đổi mạng sống của con trai mình để lấy danh tiếng sao?" và đuổi ra khỏi nhà.
Bi kịch chưa dừng lại khi vợ chồng bà Hồng bị xe tải tông trên đường chở hàng ra chợ bán, chồng bà tử vong tại chỗ, bà may mắn được cứu sống. Từ đó bà sống một mình bằng tiền trợ cấp 100 nhân dân tệ mỗi tháng, không có lương hưu. Con gái thi thoảng về thăm sau khi tha thứ cho mẹ.
Tháng 11/2017, Minh được trả tự do sau khi được giảm án do cải tạo tốt. Tuy nhiên, anh ta không đến thăm bà Hồng dù chỉ một lần mà "biến mất" cùng mẹ.
Tháng 7/2023, đồng cảm với hoàn cảnh bị bệnh không có tiền chữa, sức khỏe ngày càng yếu của bà Hồng, một phóng viên giúp bà nộp đơn lên tòa án xin trợ giúp, được phê duyệt tiền cứu trợ tư pháp 224.000 nhân dân tệ - số tiền đáng lẽ vợ chồng bà phải nhận được từ Minh.
Tuệ Anh (Theo Toutiao)